So sánh trần nhựa và trần nhôm

Với điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, việc làm trần giả trong nhà vừa chống nóng, vừa điều hòa không khí là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Trong bài viết này, blogthongminh.com sẽ chỉ ra những điểm hơn thua giữa trần nhựa và trần nhôm – hai loại trần nhà đang rất phổ biến, được nhiều người cân nhắc sử dụng trong thiết kế nội thất hiện nay.

Trần nhựa được làm từ hạt nhựa PVC kết hợp một số chất phụ gia khác để tạo nên những đặc tính nhu chống cháy, dẻo dai… Đây là loại trần giả bình dân và phổ biến nhất trong các ngôi nhà Việt Nam. Đứng bên cạnh trần nhựa, trần nhôm có thể được xem là tân binh, du nhập vào thị trường trong nước chưa lâu và cũng chưa thực sự thịnh hành do mức giá cả nhỉnh hơn trần nhựa.

Tuy nhiên, muốn thực sự nhận ra những ưu, khuyết của hai loại trần này và quyết định xem có nên sử dụng chúng trong công trình của mình không, bạn nên xem xét chúng trên những khía cạnh tỉ mỉ hơn.

1, Độ bền. 

Với những đặc tính của chất liệu kim loại, trần nhôm có khả năng chống chịu ăn mòn hóa học, giữ màu tốt và ít chịu tác động của thời tiết. Ưu điểm của trần nhôm là chịu lực và chịu nhiệt tốt, có tính ổn định cao. Việc lau chùi, vệ sinh trần nhôm khá dễ, trả lại vẻ đẹp ban đầu của trần nhôm khá nhanh. Độ bền của trần nhôm có thể lên tới 15 – 30 năm.

Trần nhựa với chất liệu nhựa tổng hợp vẫn chịu nhiều tác động của thời tiết, dễ phai, bạc màu, và không thể phục hồi lớp màu cũ. Trần nhựa dễ biến dạng do nhiệt độ và khả năng chịu lực cũng kém hơn. Độ bền của trần nhựa chỉ khoảng 8 – 10 năm.

2, Độ chịu nước.

Độ chịu nước là một tiêu chí quan trọng khi mà khí hậu Việt Nam mưa nhiều, nhất là miền Bắc còn trải qua mấy tháng nồm rất ẩm ướt. Trần nhôm và trần nhựa đều không thấm nước tuy nhiên chất lượng của trần nhựa có thể bị giảm đi đáng kể nếu phải chịu nước lâu ngày.

3, Khả năng chống cháy

  • Trần nhôm hoàn toàn không bắt cháy.
  • Trần nhựa sản xuất theo công nghệ cao có thêm khả năng chống bắt cháy với những nguồn lửa nhỏ nhưng tất nhiên sẽ biến dạng và bắt cháy với những nguồn lửa lớn.
  • Tương tự, trần nhôm chịu nhiệt tốt hơn trần nhựa. Trần nhựa chỉ có thể chịu lửa dưới mức nhiệt 100 độ C trong khi trần nhôm có thể chịu nhiệt lửa trên 1000 độ C.

4, Khả năng chống ồn. 

  • Trần nhựa có khả năng tiêu âm tốt. Chúng ngăn tiếng ồn bên ngoài truyền vào vì thế nghe tiếng nói chuyện trong phòng dùng trần nhựa dễ dàng hơn.
  • Trần nhôm cũng được sản xuất theo hướng tiêu âm, chống ồn nhưng không được ưu việt như trần nhựa. Trong phòng kín, âm còn dễ bị dội ngược lại từ trần nhôm.

5, Khả năng chống nóng.

Trần nhựa có khả năng chống nóng tốt hơn trần nhôm. Chúng có thể cản từ  95 – 97% bức xạ nhiệt từ bên ngoài truyền vào, mức độ chênh lệch giữ giữ hai môi trường có thể lên đến 50 – 70%, gần như ngăn cản tuyệt đối quá trình hấp thụ nhiệt.

Trần nhôm cũng có khả năng chống nóng tốt nhưng cấu tạo trần nhôm chỉ có một lớp lõi nhựa mỏng trong lớp kim loại nên không chống nóng tốt bằng trần nhựa.

6, Tính thẩm mĩ

  • Trần nhôm hay trần nhưa đều khá đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Tuy nhiên lại có vẻ đẹp chủ yếu khác nhau.
  • Trần nhôm mang vẻ đẹp ánh kim, sang trọng, tinh tế.
  • Trần nhựa tạo điều kiện cho việc trang trí sơn, vẽ thêm trên bề mặt.

7, Giá thành

Bản thân giá trần nhựa rẻ hơn trần nhôm và giá thi công trần nhựa cũng rẻ hơn giá lắp đặt trần  nhôm.

Nhìn chung, có thể thấy rằng cả trần nhôm và trần nhựa đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt, phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng.

Nếu tính đến hiệu quả sử dụng, độ bền cao (chi phí ban đầu cao mà sử dụng được lâu dài, ít hỏng, đỡ phải sửa và có thể thanh lí lại thì lựa chọn trần nhôm cũng khá là kinh tế) bạn nên sử dụng trần nhôm. Trần nhôm đặc biệt rất đẹp khi trang trí nội thất phòng khách hay những không gian trang trọng, văn phòng muốn sử dụng lâu năm….

Nếu đề cao độ chống nóng, giá thành rẻ và muốn tô vẽ, trang trí thêm, bạn nên lắp đặt trần nhưa. Trần nhựa đặc biệt phù hợp với nhà cấp 4, mái ngói hay mái tôn dốc, chống nóng tốt và dễ thi công. Những công trình nhà ở của gia đình, trường học hay quán ăn bình dân… nên sử dụng loại trần này.

Trên đây là một số so sánh giữa hai loại trần: trần nhôm và trần nhựa mà website tư vấn tiêu dùng blogthongminh.com muốn gửi tới bạn. Hi vọng đã giúp ích được cho bạn. Chúc bạn có những lựa chọn thật thông minh.

Related Posts