Bạn đang xem: Cách nói chuyện thông minh dí dỏm
Cách nói chuyện hài hước với Crush
1. Không nói chuyện về chủ đề nhạy cảm
Nếu bạn đang thầm thương trộm nhớ một ai đó thì việc đưa những chủ đề nhạy cảm, tế nhị mang ra nói chuyện với người đó là một “nước cờ” vô cùng sai lầm. Bởi những câu chuyện hay để kể cho crush chỉ được đưa ra bàn tán khi 2 bạn đã thiết lập được mối quan hệ gần gũi thân thiết hơn. Việc đưa những chủ đề nhạy cảm trong thời điểm cả hai bên đang trong quá trình tìm hiểu sẽ khiến bạn dễ dàng “mất điểm” trong mắt “người ấy” bởi nó sẽ khiến cho đối phương cảm thấy xấu hổ hoặc có những nhìn nhận không tốt về tính cách của bạn vì vậy chủ đề nói chuyện với crush sao cho phù hợp giúp đối phương có hứng thú tiếp tục cuộc trò chuyện với bạn.
2. Giao tiếp bằng ánh mắt trìu mến
Trong khi giao tiếp, việc thường xuyên sử dụng ánh mắt trìu mến cùng với nụ cười thân thiện sẽ khiến “nàng” cảm thấy bạn thật sự dễ gần và thân thiện vô cùng. Chưa cần đến những câu chuyện hài hước, chỉ cần với những hành động nhỏ như vậy cũng giúp bạn ghi được ấn tượng vô cùng tốt trong mắt nàng. Tuy nhiên, giao tiếp bằng mắt không có nghĩa là bạn nhìn chăm chăm vào các bộ phận trên cơ thể cô ấy, mà hãy sử dụng nói như một vũ khí để tương tác và thể hiện cảm xúc của mình trong quá trình nói chuyện.
Giao tiếp với ánh mắt trìu mến
3. Kể những câu chuyện hài hước
Nếu bạn muốn gây được ấn tượng với đối phương thì cách nói chuyện thu hút với bạn gái làm cho đối phương cười cũng là một cách hay. Bởi vì khi bạn giúp họ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, họ càng dần trân trọng hơn những giây phút được ở cạnh bạn. Bằng cách kể chuyện vui cho crush thông qua các câu chuyện hài hước mà bạn đã gặp phải, bạn sẽ khiến cô ấy cảm thấy thích thú, phấn khích bởi những câu chuyện thú vị mà bạn mang lại.
Với cách nói chuyện hài hước với con gái qua tin nhắn này nếu bạn không phải là một người có năng khiếu hài hước thì cũng đừng quá cố gắng để làm được điều đó, bởi nó sẽ khiến bạn trở nên vô duyên, kệch cỡm trong mắt nàng.
4. Tập trung vào sở thích của đối phương
Để hiểu nhau hơn, thường thì sở thích là một chủ đề an toàn để bắt đầu. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về người bạn thích và tìm hiểu những điều thú vị về anh ấy. Một số ví dụ là nếu anh ấy thích thể thao, âm nhạc, đọc sách, nấu ăn và các sở thích khác. Có thể bạn có những sở thích chung và có thể làm những điều thú vị cùng nhau.
5. Nói về những bí mật của bạn một cách hài hước
Cách bắt chuyện hài hước sẽ mang anh chàng của bạn đến gần bạn hơn. Khi bạn thảo luận với anh ấy một số bí mật thú vị và nghịch ngợm của bạn, cách để người khác tin tưởng mình như vậy anh ấy sẽ không chỉ cảm thấy rằng bạn tin tưởng vào anh ấy mà còn có thể thề sẽ là người bạn tâm giao của bạn mãi mãi. Chia sẻ những bí mật nhỏ nhặt làm sâu sắc thêm mối quan hệ của bạn và giúp bạn trở nên gần gũi hơn với nhau.
Những cách nói chuyện hài hước với người yêu sẽ phần nào rút ngắn khoảng cách giữa hai người giúp hai bên hiểu rõ tính cách của đối phương hơn. Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu những câu chuyện vui để nói với người yêu tránh sự nhàm chán cho cuộc nói chuyện bằng cách đưa ra những câu nói chuyện hài hước.
Cách nói chuyện với gái hài hước
Cùng tham gia khoá học giao tiếp online qua video trên Unica để khám phá bản thân, hiểu người đối diện và biết cách giao tiếp hiệu quả. Khoá học với giảng viên chuyên kỹ năng mềm đầu ngành sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp và nắm được bí kíp vàng trong ứng xử để thành công trong công việc, cuộc sống.
Thú thật với bạn, dù từng vô địch thuyết trình hài hước Toastmasters khu vực 5 nước Đông Nam Á, nhưng blogthongminh.com không phải là người có cách nói chuyện hài hước tự nhiên, càng không phải là tâm điểm gây cười trong các buổi tiệc.
Tôi ít khi dự tiệc và luôn tự nhận mình là người đàn ông hướng nội (ông nội). Vì yêu cầu công việc mà tôi buộc phải học cách nói chuyện hài hước khi cần. Tôi làm trong ngành in ấn, chính xác hơn là in tiền bằng mồm…
In tiền bằng mồm là sao?
Tôi từng làm ở một công ty đào tạo, nơi người ta trả tiền để bạn nói chuyện trước đám đông. Nhiệm vụ của tôi mỗi lần lên sân khấu là phải làm sao cho người ta há miệng ra cười, và nhét kiến thức vào trong bụng họ (vậy sẽ tốt hơn là để kiến thức chui từ tai bên này sang tai nọ).
Do đó, nếu không biết cách nói chuyện hài hước khi cần, tôi khó mà trụ hơn 5 năm ở đó và chọc cười hơn 35000 người (Nếu bạn tìm hiểu, thì tôi từng là chuyên gia đào tạo (Trainer) của khóa học Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thếmột trong những yêu cầu đầu tiên là bạn phải làm người ta há miệng ra cười (hoặc nói WOW)).
ZdzSp
By2x.jpg" alt="*">
Nhiều bạn hỏi tôi làm sao để có cách nói chuyện hài hước?
Tôi dại gì mà nói chứ. Đó là bí mật nghề nghiệp, đó là cần câu cơm của tôi cơ mà (thi thoảng tôi cũng dùng cần câu cơm này để hái phở).Song giờ đây, tôi có thể bật mí cho bạn, vì tôi đã chuyển qua một ngành khác, giúp tăng mạnh doanh thu bán smartphonecủa… cả nước.
Tôi vừa du lịch vừa viết lách, để nhiều người dán mắt vào màn hình đọc bài viết và sách của tôi.
Nếu bạn tủm tỉm cười từ đầu tới giờ, rất tốt, hãy cứ cười khi bạn còn răng.
Nếu bạn không cười, cũng không sao, thật ra viết lách hài hước khó hơn nói chuyện hài hước rất nhiều, nên từ giờ tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề. Bạn sẽ được nhận những kinh nghiệm mà tôi đã phải đầu tư cả ngàn USD để học từ các nhà vô địch diễn thuyết.
Ba cách nói chuyện hài hước sai lầm
Dưới đây là ba cách nói chuyện hài hước mà nếu có ai đó thành công với chúng, chắc hẳn họ phải có một năng khiếu nào đó (thường là liên quan tới ngôn ngữ cơ thể, vẻ mặt gây cười…). Còn với đại đa số trường hợp, thì nên tránh.
Cách nói chuyện hài hước sai lầm #1 – Văng tục
Nghe thật lạ, nói tục mà cũng gây cười? Có đấy. Tôi đã từng tham dự những hội thảo mà diễn giả văng tục, cả hội trường cười. Mặc dù họ thường thêm một chữ “xin lỗi” trước khi văng tục, và có thể nói là văng tục “khá đúng lúc”. Nhưng tôi vẫn đánh giá không cao cách nói chuyện hài hước này vì nó rất dễ gây phản cảm. Nên đây là câu cuối cùng tôi nói về nó – chấm hết (xin lỗi, dấu . trên bàn phím tôi bị liệt)
Cách nói chuyện hài hước sai lầm #2 – Giễu cợt
Tôi từng biết một anh chàng với khả năng thiên phú là trong khi họp nhóm, anh ta có thể giễu cợt cho ai đó tới tức mức phát khóc, còn mọi người thì cười nghiêng ngả. Nhiều khi bạn bè trêu chọc nhau, cũng có thể gây cười song tôi không đánh giá cao cách này. Vì nó gây tổn thương người khác, mà quan trọng hơn là rất khó dùng trong diễn thuyết. Sự thật là anh chàng đó khi lên sân khấu nói chuyện, thì nếu mọi người cười, thì là vì vẻ mặt buồn cười của anh ta là chính.
Cách nói chuyện hài hước sai lầm #3 – Kể chuyện cười
Nghe thật lạ, muốn chọc cười thì phải kể chuyện cười chứ?
Song đây là sự thật, những câu chuyện có thể gây cười khi bạn đọc nó, nhưng khi kể lại thì sẽ khác. Bạn biết cảm giác kể một câu chuyện cười, mà người cười duy nhất là… chính bạn chứ? Thật đau đớn. Thậm chí con tim sẽ bị xé toạc nếu khán giả của bạn là cả một đám đông.
Tôi đã từng lên mạng tìm một mẩu chuyện cười mà tôi cảm thấy cực kỳ hài hước để mở màn cho bài nói chuyện của mình. Khi tôi kể nó câu chuyện đó, chỉ có vài khán giả mỉm cười, và một người duy nhất cười không ngớt, đó là chính tôi.
Đã đâm lao phải theo lao thôi, chẳng nhẽ lúc đó tôi lại nói, “Xin lỗi, vì không ai cười nên tôi xin cắt phần mở bài.”
Chuyện cười sưu tầm dài thường rất khó kể cho hay, bạn nên dùng những câu nói hài hước ngắn gọn thì sẽ an toàn mà lại hiệu quả hơn. Nếu họ không cười, bạn có thể nhanh chóng chuyển sang kế hoạch khác, nhàn hơn nhiều so với việc kể câu chuyện dài rồi cười một mình.
Sau thất bại đó, tôi lập tức nghiên cứu như điên về cách nói chuyện hài hước và biết rằng mình đã vi phạm nguyên tắc đầu tiên: kể chuyện cười sưu tầm. Nếu bạn chọn cách này, thì cũng chỉ nên chọn những câu gây hài ngắn ngắn như trong cuốn Đời Cơ Bản Là Buồn Cười của Lê Bích.
Xem thêm: Quạt Bàn Thông Minh - Quạt Thông Minh Xiaomi
Song thực bạn nên tránh chúng là tốt nhất. Vì những mẩu chuyện đó có thể gây cười cho người này, nhưng cũng có thể gây khó hiểu cho người khác. Thậm chí sẽ là thảm họa nếu người ta đã từng đọc câu chuyện bạn định kể ở đâu đó rồi, và họ cười chẳng qua vì bạn thật tội nghiệp.
Ba cách nói chuyện hài hước thông minh
Còn dưới đây, là ba cách nói chuyện hài hước thông minh, chúng đòi hỏi thời gian luyện tập song rất an toàn, đem lại rất nhiều lợi ích, dùng được cả khi họp nhóm bạn bè hoặc diễn thuyết trên sân khấu.
Cách nói chuyện hài hước thông minh #1 – Bình loạn khác biệt
Bạn nghĩ tôi viết sai chính tả ư? Bình luận chứ?
Không, nếu là bình luận thì không có gì khác biệt, bạn phải bình loạn. Bình loạn là gì, không phải là bạn phê bình loạn cả lên, mà là đưa ra góc nhìn khác biệt. Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau. Bạn có bình luận gì cho câu nói này?
“Muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muôn đi xa, hãy đi cùng nhau ư?” Lời bình, “Đồng ý, nhưng mà nhiều khi đi một mình vẫn tốt hơn là đi cùng với một lũ ngốc. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nghe một lũ người rủ rê.”
Một trong những yếu tố gây hài hước là sự khác biệt, hay một cách để bẻ gãy tư duy. Khi bạn đưa ra những lời bình khác biệt cho một hiện tượng thông thường hay câu nói phổ biến nào đó, mọi người không những sẽ cười, mà còn có thể đồng tình với quan điểm của bạn.
Để luyện được cách nói chuyện hài hước này, bạn phải thành thục công thức “Đồng ý, nhưng mà…” Khi có ai đó nói ra một câu nói phổ biến nào đó có vẻ rất đúng, thì bạn đừng đồng tình vội. Hãy dùng công thức:
“Đồng ý, nhưng mà…” + quan điểm khác biệt của bạn.
“Sai một li, đi một dặm”
Lời bình, “Đồng ý, nhưng mà thế thì suy ra… đúng một li, nhích có một tí thôi sao? Tôi nghĩ cứ sai, cứ thử cứ bại, chúng ta sẽ tiến xa cả ngàn dặm.”
“Gia đình là số một”
Lời bình, “Đồng ý, nhưng mà số một vẫn chưa phải là nhất. Nếu gia đình là số một, thì đối với tôi sự nghiệp là số 0, còn bạn gái chắc là số âm ^^!”
Tất nhiên với cách nói chuyện hài hước này, bạn có thể gây ra những cuộc tranh luận. Song mục đích của chúng ta ở đây chỉ là muốn chọc cười, cho nên sau đó bạn hóa giải.
Ví dụ. “Tôi đùa đấy, đúng là gia đình vẫn quan trọng hơn sự nghiệp”, “Tôi đùa đấy, có bạn bè vẫn hơn là cô độc, chết trùm cả lũ cùng nhau thì vẫn đỡ sợ hơn là chết một mình nhỉ?”…
Note:Có thể sẽ phải mất một thời gian luyện tập để có thể tự tin hơn và ứng xử nhanh trong nói chuyện mặt đối mặt ngoài cuộc sống, nên hãy đơn giản là tập thói quen nhỏ đọc Statuscủa mọi người trên Facebook và “bình loạn” xem bạn nhận được bao nhiều like và mặt cười ^^!
Cách nói chuyện hài hước thông minh #2 – So sánh ấn tượng
“Ông Dursley là giám đốc công ty Grunnings, chuyên sản xuất máy khoan. Ông là một người cao lớn lực lưỡng, cổ gần như không có, nhưng lại có một bộ ria mép vĩ đại. Bà Dursley thì ốm nhom, tóc vàng với một cái cổ dài gấp đôi bình thường, rất tiện cho bà ngóng qua hàng rào để dòm ngó hàng xóm.” ~ Trích đoạn Harry Porter, Tập 1.
Khi đọc đi đọc lại Harry Potter, tôi phát hiện ra một trong những yếu tố khiến người ta say sưa đọc bộ truyện nặng cả tạ, đó là J.K. Rowling sử dụng thủ pháp so sánh ấn tượng rất nhiều. Hiếm có nhà văn nào lại so sánhcác nhân vật bằng độ dài của cái cổ như J. K. Rồi khi mô tả các kiểu cười, bà cũng có nhiều cách so sánh sinh động: “Cười gập cả người”, “Cười toét tận mang tai”, “Cười bi thảm”…
Do đó, nếu có một bộ truyện giúp bạn rèn luyện cách nói chuyện hài hước thông qua lời văn vô cùng sinh động, tôi nghĩ đó chính là bộ truyện Harry Potter. Nếu bạn đọc rồi, hãy đọc lại. Vì lần đọc đầu tiên thường là để giải trí thôi, lần đọc thứ hai mới để học hỏi.
Khi đọc, hãy để ý các chi tiết J. K mô tả bất cứ thứ gì, rồi bạn sẽ dần triển được khả năng mô tả những thứ bình thường theo một cách phi thường.
Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện cách nói chuyện hài hước này trong cuộc sống. Đơn giản là khi bạn cần kể lại hoặc mô tả cho ai đó thứ gì đó, hãy cố gắng miêu tả một cách sinh động bằng các mẫu câu.
“Giống như là/ Chẳng khác nào/ Cứ như thể…” + ACCG.
ACCG là gì? Đó là Ai? Cái Gì? Con Gì?
Ví dụ, mô tả ai đó vui bạn có thể so sánh “Anh ấy vui cứ giống như là Nobita mới được điểm 10 vậy.” Mô tả ai đó cười, bạn có thể hỏi “Sao thằng bé cười sằng sặc như công nông lên dốc thế?”
Note: Nếu chưa quen trong giao tiếp mặt đối mặt, bạn có thể luyện tập bằng cách… viết nhật ký, viết status trên facebook. Ví dụ, “Ngày hôm nay, tôi vui cứ như là…” “Ngày hôm nay, tôi buồn cứ như thể…” và xem bạn nhận được bao nhiêu like, bao nhiêu mặt cười.
Cách nói chuyện hài hước thông minh #3 – Vòng vo hai quốc
Vòng vo hai quốc là gì? Một trong những cách nói chuyện hài hước nữa đó là gây sự tò mò khi trả lời những câu hỏi thông thường.
Hãy liệt kê ra những câu hỏi thông dụng mà bất cứ ai cũng có thể hỏi bạn, sau đó chuẩn bị sẵn một câu trả lời gây tò mò. Và rồi luyện tập, luyện tập và luyện tập.
Ví dụ, nếu có ai đó hỏi, “Bạn làm nghề gì?” tôi sẽ nói, “Tôi làm lãnh vực in tiền bằng mồm”. Thường thì họ sẽ bật cười ngạc nhiên, và tò mò hỏi là sao thì tôi giải thích.
Nếu có ai đó hỏi, “Bạn định đi bao lâu?”thường thì tôi sẽ trả lời, “Khoảng 9 tháng… 10 ngày”. Thường họ sẽ bật cười và hỏi, “Thật hả?”, lúc đó tôi đơn giản là bắt đầu khai thật.
Note:Có thể bạn sẽ chưa quen dùng cách nói chuyện hài hước này trong giao tiếp mặt đối mặt, tốt nhất là hãy áp dụng trong việc… chát chít. Khi đã quen, bạn sẽ thấy việc kích thích trí tò mò của người khác và khiến họ bật cười, rất thú vị.
Nói chung là đừng nên nói thẳng vội, hãy vòng vo một tí cho bà con tò mò ^^! Nhưng đừng có vòng vo tam quốc, hai quốc là đủ rồi. Hãy nhớ, càng ngắn, càng gọn, càng hài, càng tốt!
Hãy tự tin lên và bắt đầu học cách cách nói chuyện hài hước!
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, song ngày nay tiếng cười ngày càng ít đi, có thể mọi người bị nhờn thuốc rồi chăng?
Cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, thì bạn cũng hãy cứ trở thành một người biết cách nói chuyện hài hước, để mọi người xung quanh bạn luôn há miệng ra, và được ăn sung, nuốt sướng. Chúc bạn thành công!